Trong Laravel framework, View có nhiệm vụ nhận dữ liệu từ Controller và sau đó dựa vào layout của giao diện nó sẽ hiển thị ra cho người dùng. Trong bài này mình sẽ nói rõ hơn chức năng, cách sử dụng Views trong Laravel
Trong Laravel 5.x, Views được đặt trong thư mục Resources > Views, bạn chỉ cần tạo 1 file .php hoặc .blade.php(blade template) để sử dụng, Ví dụ mình tạo 1 file có tên congnghe5s.blade.php. Trong file này bạn có thể viết code html, css,javascript, php...
Trong file congnghe5s.blade.php mình thêm đoạn html sau:
Cong nghe 5s
Trong Route bạn thêm đoạn code
Route::get('congnghe5s', 'DemoController@congNghe5s' );
Nếu bạn đọc bài trước bạn sẽ hiểu rằng khi thêm URL từ congnghe5s,Laravel sẽ chỉ định action congNghe5s trong Controller DemoController xử lý request này
Tại DemoController bạn thêm action sau
public function congNghe5s(){ return view('congnghe5s'); }
Bây giờ bạn vào trình duyệt và gõ http://localhost/congnghe5s-laravel/congnghe5s màn hình sẽ hiển thị
Để truyền dữ liệu từ Controller qua Views bạn chỉ cần thêm vào tham số thứ 2 của hàm view 1 mảng dữ liệu gồm cặp key => value,
bạn cập nhật lại action congNghe5s:
public function congNghe5s(){ return view('congnghe5s', ['name' => 'CongNghe5s', 'email' => 'congnghe5s@abc.xyz']); }
trong view congnghe5s.blade.php bạn cập nhật lại đoạn code sau
Cong nghe 5s {{ $name }} - {{ $email }}
Trong Blade Template ký hiệu {{ }} thay thế cho echo trong php. Ở bài sau mình sẽ nói rõ hơn cú pháp Blade Template
Refesh lại trình duyệt bạn sẽ nhận được kết quả là:
Laravel 5.x hỗ trợ bạn kiểm tra sự tồn tại của file view.
if (View::exists('customer')) { // Nếu tồn tại view tên là customer }
Tổng kết
Bài này là kiến thức cơ bản nhất về Views trong Laravel, Nếu bạn có thắc mắc gì thì comment bên dưới nhé. Chúc các bạn thành công!